Việt Nam vi phạm nhân quyền và đàn áp các cuộc biểu tình đòi quyền tự do của người Khmer Krom

    Trước những vấn đề chính phủ Việt Nam gây khó dễ người Khmer Krom sống ở Đồng bằng sông Cửu Long và vi phạm nhân quyền.Qua việc giám sát của các Hiệp hội Khmer Krom thì hiện nay sư sãi, chùa chiền và cộng đồng người Khmer Krom sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ lạm quyền nhiều hơn như việc hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer nằm dưới sự quản lý của hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tất cả các chùa Khmer phải sử dụng con dấu bằng tiếng Việt; việc học hành tiếng Khmer đang bị hạn chế; sư sãi và người dân không được phép học môn lịch sử, văn hóa dân tộc Khmer, đặc biệt là việc cấm họ tụ tập và khiếu nại ôn hòa…

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, hơn 200 tăng sinh trường trung cấp Pali đặt tại chùa Kleang, Thi xã Sóc Trăng, đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa trước trụ sờ cơ quan công an tỉnh Sóc Trăng, sở dĩ có cuộc bao vây nầy là vì công an muốn ngăn chặn không để các tăng sinh có cơ hội đến tiếp cứu chùa Tức Priay. Theo dự định, cơ quan tôn giáo tỉnh Sóc Trăng sẽ đến chùa Tức Priay để bắt Đại Đức Lý Ran và Lý Xương hoàn tục với lý do là hai vị nầy nghe các đài phát thanh Khmer ngữ phãn động như RFA, VOA .v.v…và có liên hệ với tổ chức Liên Minh Khmer-kampuchea-Krom ( KKF ) hải ngoại, Cơ quan tôn giáo và công an dự đoán là sẽ có phản ứng kịch liệt từ Đại Đức Lý Ran, Lý Xương cùng với các vị sư sãi và phật tử bổn chùa .

Các nhà sư trong cuộc biểu tình dành nhân quyền ngày 2 tháng 8 năm 2007
Các nhà sư trong cuộc biểu tình dành nhân quyền ngày 2 tháng 8 năm 2007

Đoàn tăng sinh biểu tình đã đưa ra những ra những yêu cầu sau đây :

1/ Phải chấm dứt ngay việc bao vây chùa Kleang.

2/ Phải để cho sư sãi và phật tử Khmer-Krom được tự do hành đạo theo truyền thống, nhất là việc chọn ngày để làm lễ
Cathina ( lễ dâng y càsa)

3/ Phải để các chùa chiền Khmer-Krom xử dụng mộc ấn của chùa bằng Khmer ngữ.

4/ Phải để Khmer-Krom tự thành lập một giáo hội riêng, không nằm dưới sự chỉ đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam,và
dưới sự kiễm soát của Mặt Trận Tổ Quốc ( một tổ chức ngoại vi của đãng cộng sản ).
Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, đoàn biểu tình đã giãi tán, các tăng sinh trở về chùa trong vòng trật tự, sau khi được chánh quyền hứa là sẽ giãi quyết những yêu sách đã được đoàn biểu tình nêu ra. Tuy nhiên, sau đó, nhà cầm quyền CSVN đã mỡ một chiến dịch đàn áp qui mô. Cấm tấc cà các tăng sinh tham gia cuộc biểu tình trở lại chùa Kleang tiếp tục tu học ( tăng sinh từ các chùa khác đến học ). Gần 20 tăng sinh tham gia biểu tính đã bị bắt hoàn tục, các tăng sinh Ly Xương, Danh Tône, Kim Mươl, Thạch Hoàng, Lý Thanh Xuôi bị bắt bỏ tù, chùa Tức Priay vẫn tiếp tục bị bao vây khống chế.

Các nhà sư trong cuộc biểu tình dành nhân quyền ngày 2 tháng 8 năm 2007
Các nhà sư trong cuộc biểu tình dành nhân quyền ngày 2 tháng 8 năm 2007

   Sư Kim Mươl (người tham gia cuộc biểu tình nói trên)bị Công an tỉnh Sóc Trăng buộc hoàn tục vì kích động sư sãi và người dân tộc trong tỉnh tham gia biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hiện đang sống tại Hà lan nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn còn vi phạm nhân quyền đối với các dân tộc thiểu số. Chính quyền Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ tự do báo chí, ngôn luận, đi lại, tụ họp và lập hội, đi ngược lại với những Hiệp ước Nhân quyền đã ký kết.
Riêng trường hợp ông Tăng Thủy, một người Khmer Krom có tiếng đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, Sư Kim Mươl bày tỏ quan ngại sâu về số phận ông ấy vì Chính phủ Việt Nam công khai tuyên bố áp đặt và đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Sư Kim Muol cùng các sư khác bị buộc hoàn tục và bị bắt tù sau sự kiện ngày 2 tháng 8 năm 2007
Sư Kim Muol cùng các sư khác bị buộc hoàn tục và bị bắt tù sau sự kiện ngày 2 tháng 8 năm 2007

Sư Kim Mươl nói: “Tôi rất lo ngại về số phận ông ấy vì khi chúng ta có hoạt động, thì Chính phủ sẽ ghét và sẽ thường xuyên mời lên làm việc. Về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và biểu tình ở Việt Nam thì tôi nghĩ rằng Chính phủ đang bóp nghẹt và coi đó là nhóm thù địch chống phá nhà nước. Trong lúc Chính phủ không tôn trọng nhân quyền, những người dân dám khiếu kiện đất đai thì sẽ bị họ ghét và sẽ có nguy cơ bị đàn áp.”

Ông Tăng Thủy cũng nói rằng, ông là một người dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam. Ông tôn trọng Pháp luật Việt Nam, nhưng ông muốn pháp luật Việt Nam bảo vệ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chứ không chỉ bảo vệ cán bộ viên chức nhà nước. Ông nói, trong quá trình điều tra, ông Lê Thanh Chỉ đại diện Tổ an ninh điều tra tỉnh Sóc Trăng tuyệt đối cấm ông trả lời với bất cứ phóng viên báo chí, đặc biệt là Đài Á Châu Tự Do.

Ông Tăng Thủy nói:
“Nước CHXHCNVN không tuân thủ Luật quốc tế mà còn bóp nghẹt các dân tộc. Nếu anh trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, thì họ sẽ truy tố trước Pháp luật. Nhưng bây giờ tôi không sợ gì cả vì tôi cũng là người có lương tâm, tuân thủ Pháp luật, và quy tắc quốc tế nhân quyền. Cho nên tôi không sợ gì cả.”
Sư Danh Tôl, hiện đang định cư tại Thụy Ðiển, trước đó bị nhà cầm quyền Sóc Trăng bắt bỏ tù hơn 22 tháng sau khi tham gia biểu tình chống chế độ Việt Nam vào ngày 8 tháng 2 năm 2007 kể lại rằng, trong thời gian ông bị giam cầm tại tù ngục của Việt Nam, ông thường bị Công an điều tra đưa ra tra tấn, đánh đập, treo giò, buộc phải uống thuốc hay bị chích thuốc để lấy lời khai vào lúc 12 giờ đêm. Trong quá trình điều tra, Công an buộc ông phải nói theo lời khai đã được viết sẵn trên tờ giấy là có tham hoạt động chính trị và kết cấu với bọn phản động ở hải ngoại, khi không có kết quả xác đáng, thì Công an vu cáo về tội làm rối loạn xã hội, gây rối trật tự công cộng, còn đối với những người tù lương tâm khác cũng không có trường hợp ngoại lệ.

Hiện nay, chính quyền Việt Nam tích cực trấn áp các phong trào đòi quyền tự do dân chủ, bắt một số cá nhân và nhóm đối lập. Nhiều người đứng đầu các cuộc khiếu kiện đất đai có tiếng nói phê phán chính phủ cũng bị bắt giam với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước, gây rối trật tự xã hội hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước.

          ʚɞ♥ʚɞ  Veasna.Khmer Krom   ʚɞ♥ʚɞ

Bình luận về bài viết này